Tổ chức Y tế Thế Giới đã công bố WHO chính thức công bố căn bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do chủng mới của coronavirus gây ra là “đại dịch toàn cầu”. Lần đầu tiên trong thế kỷ này, cả thế giới đảo điên vì dịch bệnh. Italy, Tây Ban Nha đóng cửa quốc gia và sắp tới toàn bộ châu Âu có thể đóng cửa biên giới. Rạp chiếu phim, nhà hát, các sự kiện ở khắp nơi trên thế giới đều tạm dừng. Siêu thị với hàng dài người chờ tính tiền, những kệ hàng trống không, nhu yếu phẩm đều bị mua sạch. Các ca nhiễm bệnh ngày càng tăng ở khắp mọi nơi. Tóm lại, có thể bạn đang cảm thấy lo lắng cực độ.
Tiến sĩ tâm lý David H. Rosmarin thuộc Đại học Y Harvard và là người sáng lập Trung tâm Điều trị Lo âu và Căng thẳng cho biết: “Có rất nhiều người mắc chứng rối loạn lo âu và họ ngày càng lo lắng nghiệm trọng hơn trong những tình huống đại dịch, bệnh tật. Ngay cả những người không mắc chứng đó cũng bắt đầu có các biểu hiện lo âu”.
Đó là điều hoàn toàn bình thường khi bạn cảm thấy lo lắng và căng thẳng khi ở giữa tâm dịch COVID-19. Nhưng điều đó chẳng giúp ích chút nào trong việc đối mặt với dịch bệnh. Tuy nhiên vẫn có những cách để làm giảm nỗi lo lắng của bạn.
Hãy cùng Soul Story tìm hiểu các bí quyết từ những chuyên gia tâm lý để đương đầu với các căng thẳng trong giai đoạn đại dịch COVID-19 đang hoành hành khắp nơi này.
1. Hãy tự chăm sóc tốt bản thân
Trong đại dịch, bạn có thể dễ dàng quên mất việc tự chăm sóc bản thân và chỉ tập trung vào những suy nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên, điều quan trọng tiên quyết là bạn cần phải chăm sóc tốt chính mình. Bác sĩ, chuyên gia tâm lý Beth Salcedo, giám đốc điều hành Ross Center và cựu chủ tịch Hiệp hội các bệnh lo âu và trầm cảm của Mỹ khuyên: “Hãy ngủ đủ, tập thể dục đều đặn và ăn uống đủ chất. Hãy làm mọi việc mà bạn có thể để chăm sóc sức khỏe thể chất, vì cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp cho tâm trí cũng khỏe mạnh”. .
Tự chăm sóc bản thân là khía cạnh hoàn toàn thuộc về cá nhân và bạn có thể thực hiện bằng rất nhiều cách khác nhau nhưng dù làm gì, hãy luôn sống tích cực, làm những điều bạn thích, hay chuyện trò với những người yêu thương bạn.
2. Đi bộ
Trung tâm Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh khuyến cáo mọi người nên giữ khoảng cách ít nhất 2m với những người xung quanh. Nhưng ngay cả trong quá trình “cách ly xã hội” hoặc tự cách ly, bạn vẫn có thể ra ngoài, điều này rất có lợi cho sức khỏe tinh thần và thể chất, nếu biết cách giữ an toàn cho bản thân và cho người xung quanh, đó là lời khuyên của tiến sĩ Jonathan Horowitz, chuyên gia tâm lý trị liệu của Trung tâm Điều trị Lo âu và Căng thẳng San Francisco.
Ông nói: “Trong thời điểm hiện tại, đi ra ngoài đi dạo là một điều vô cùng quan trọng. Miễn là bạn tránh những nơi đông người thì không có gì nguy hiểm khi đi bộ ngoài trời cả. Nếu bạn có thể đi dạo ở những nơi có nhiều cây xanh thì lại càng tốt hơn. Một nghiên cứu năm 2015 chỉ ra rằng, nếu một người đi bộ khoảng 50 phút ở nơi có cây xanh thì sẽ giảm căng thẳng đáng kể so với những người đi bộ tương tự trong không gian thành phố”.
3. Hạn chế thời gian dùng các thiết bị thông minh
“Mọi người nên cẩn trọng với việc họ dành bao nhiêu thời gian để xem tin tức và họ thường xem tin từ đâu”, bác sĩ Salcedo cảnh báo. Ông cũng nói thêm, quá nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau cũng có hại như khi bạn có quá ít thông tin.
Bạn không nên xem tin tức bằng cách thiết bị điện tử trong vòng 1 tiếng trước khi đi ngủ. Không có quá nhiều điều khác biệt khi bạni đọc báo, xem tin vào lúc 10h đêm hay là buổi sáng sau khi ngủ dậy. Tránh xa các tin tức và thiết bị điện tử trước khi ngủ sẽ giúp giấc ngủ của bạn an lành và sâu hơn.
4. Lên kế hoạch trước, tránh hoảng loạn
Con người thường có xu hướng tồi tệ hóa hoàn cảnh, tức là khi có tin xấu, mỗi người đều sẽ vẽ ra viễn cảnh tồi tệ nhất trong đầu. Khi bạn nghe về đại dịch và COVID-19, bạn thường có xu hướng tự nghĩ rằng: “Sẽ thế nào nếu mình phải viện, sẽ ra sao nếu mình mất việc, làm sao nếu công việc kinh doanh của mình bị phá sản”. Tâm trí của chúng ta giống như một bộ máy phát hiện và cảnh báo nguy hiểm, nhưng bạn sẽ sử dụng nó một cách thông minh và theo một cách tích cực.
Bạn có thể tham khảo những tip dưới đây:
– Viết ra những điều bạn sợ nhất
– Phân tích nguyên nhân, kết quả và giải pháp của từng điều
– Cùng trò chuyện với người thân, bạn bè về những điều này
Khi hiểu rõ nỗi sợ, lo lắng của mình, bạn sẽ biết cách điều tiết, giảm thiểu chúng khi chúng thực sự xảy ra.
5. Tập thiền
Đại học Johns Hopkins đã khảo sát hơn 3.500 người và chỉ ra rằng, thiền giúp giải tỏa căng thẳng đáng kể.
Dưới đây là vài gợi ý từ Soul Story giúp bạn tập thiền hàng ngày:
– Tìm một chỗ thoải mái, không bị mất tập trung. Bạn có thể thiền trên ghế, trên sàn, có thể nằm hoặc đứng, miễn sao bạn thấy thoải mái
– Khi đã tìm được chỗ thích hợp, hãy chuẩn bị tâm trí bằng những bước thở sâu. Tiến sĩ Nina Smiley, giám đốc chương trình tĩnh tâm của Mohonk Mountain House New York cho biết: “Trong quá trình hít vào và thở ra, nếu tâm trí bạn có những suy nghĩ khiến bạn mất tập trung, hãy buông bỏ, để những suy nghĩ ấy lướt qua đầu bạn”. Tập trung quá trình hít thở ít nhất trong vòng 10 phút. Bạn có thể sử dụng những chương trình, phần mềm tập luyện để hỗ trợ và cố gắng tập 2 lần mỗi ngày. Đây là cách tốt nhất để loại bỏ cảm giác lo lắng trong tâm trí.
Rất nhiều người đã chia sẻ về những hiệu quả và tác dụng chữa lành mà thiền mang đến cho cuộc sống của họ, không chỉ trong điều kiện bình thường mà còn giữa những khoảng thời gian khó khăn.
6. Duy trì những mối quan hệ xã hội
Dù phải cách ly nhưng không có nghĩa là mọi người bị cô lập. Với những thiết bị điện tử, khoa học kỹ thuật hiện nay thì giữ liên lạc và chuyện trò với bạn bè, người thân từ xa là điều không hề khó khăn. Hơn thế, nếu bạn sống xa nhà, hãy kết nối với gia đình ít nhất một lần mỗi ngày để vừa cập nhật tình hình, vừa khiến cả bạn lẫn gia đình yên tâm hơn.
7. Tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát
Trong thời điểm hiện tại, khi mọi thứ đều trở nên khó kiểm soát và thay đổi hàng ngày, bạn hãy chỉ chú tâm vào những điều bạn có thể thực hiện. Hãy dành thời gian cho những gì bạn thích, để tâm trí bạn không còn quá lo lắng vào những con số, những thông tin về bệnh tật ngoài kia.
Hãy làm những việc đơn giản để kiểm soát bệnh tật ở ngay chính ngôi nhà bạn:
– Tránh chạm tay lên mặt, mũi, môi
– Không tiếp xúc gần với những người có dấu hiệu bị ốm
– Rửa tay thường xuyên và đúng cách với nước và xà phòng
– Dùng nước rửa tay khô trong trường hợp bạn không có nước và xà phòng
– Khử trùng, làm sạch cách bề mặt trong nhà
– Hạn chế ra đường hay tới chỗ đông người
– Hạn chế đi du lịch
– Cập nhật thông tin tại website của chính phủ địa phương để cập nhật tin tức chính xác nhất
Subscribe to Our Newsletter
Be the first to hear about our exclusive offers and events.
Receive 5% off next purchase
Recent Post
Bí quyết làm đẹp số 1
Bí quyết làm đẹp số 2